TIN LIÊN QUAN
Mẹ Hổ tới Việt Nam, GS Mỹ nói gì?Cuối tháng 4/2023, kể lại hành trình phá án, ông Phạm Minh Hễ cho biết, sáng sớm 15/8/1991, thi thể người đàn ông nằm úp, có vết thương ở đầu, cổ bị siết chặt bằng dây điện được phát hiện ở gốc cây bàng cổ thụ trên đường Phan Chu Trinh, TP Nha Trang. Nạn nhân là anh H. (35 tuổi), làm nghề bán thịt heo.
Về thân nhân, anh H. trước khi tử vong có chạy xe Cub 79, đeo đồng hồ Senko 5, dây chuyền vàng. Tuy nhiên, trên thi thể không thấy tài sản, xe máy, chỉ còn sót lại giấy ghi nợ gần 200 nghìn đồng.
Hơn một tháng cuộc điều tra, khi vụ án chưa được phá, Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp tục nhận tin, có thi thể nam giới được phát hiện nằm sát quốc lộ 1A, tại xã Cam Thịnh Đông, huyện Cam Ranh (nay là TP Cam Ranh).
Nạn nhân khoảng (25–30 tuổi), mặc quần jeans, áo thun trắng, không có giấy tờ tùy thân. Manh mối duy nhất trên tay người này đeo chiếc nhẫn mặt đá xanh. Người này bị đánh chấn thương sọ não.
Một thanh niên tới nhận đó là anh ruột của mình tên là T. (26 tuổi). Anh T. là chủ quán cà phê P.S nổi tiếng ở Nha Trang, mất tích nhiều ngày. Trước khi bị sát hại, anh trai chạy chiếc xe Win 100 màu đỏ, tay đeo đồng hồ Senko 5 mặt trắng, có ví tiền, nhưng giờ đã mất. “Tôi là thợ sửa xe máy. Trong lần thay đèn xe cho anh, tôi làm rạn đèn bên phải của chiếc xe Win”, người em trình bày với cảnh sát.
Ban chuyên án nhận định, hai vụ việc đều giống nhau cách thức gây án, động cơ gây án xuất phát từ hành vi lấy tài sản. Hung thủ đưa thi thể các nạn nhân tới hai địa điểm trên phi tang, tạo hiện trường giả.
Hai nạn nhân đều là người có điều kiện kinh tế. Trong đó, anh T. là chủ quán cà phê nổi tiếng ở địa phương, sở hữu chiếc xe Win. Những năm đầu 1990, xe Win 100 là tài sản lớn, cả thành phố chỉ có hơn chục chiếc. Người có kinh tế tốt mới sở hữu được dòng xe này.
Lần tìm hung thủ từ vết rạn chiếc đèn xe win
“Chúng tôi lưu tâm vào vết rạn của đèn xe Win, nhận định đó có thể là manh mối để lần ra kẻ cần tìm, nhưng lùng sục khắp nơi trên địa bàn vẫn không có kết quả”, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự nói. Khi đó, ông Phạm Minh Hễ nhận định, nhiều khả năng hung thủ đưa xe vào TP.HCM tiêu thụ vì đây là thị trường lớn về xe nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
Trên sạp đồ cũ tại chợ Dân Sinh (quận 1, TP HCM), Thượng tá Hễ cùng các cộng sự phát hiện chiếc đèn xe Win với vết rạn ở góc phải. Điều này trùng khớp với trình báo của em trai nạn nhân. Chủ sạp cho biết, một thanh niên tìm tới đèn xe Win “xịn”, lấy chiếc đèn "dởm” và đã bù cho người này ít tiền, song không biết anh ta ở đâu.
Điều tra được mở rộng. Cảnh sát nhận được tin quý giá, xe Win xuất hiện ở tỉnh Nghệ An, liền tức tốc lên đường. Sau nhiều ngày lân la, trinh sát xe Win chạy do người đàn ông điều khiển trên TP Vinh. Chủ mới chiếc xe thừa nhận, ông ta mua xe Win này từ người đàn ông tên Chín, sống khu vực Bình Hưng Hòa ở TP.HCM, với giá 1,5 cây vàng. Trong khi đó, Chín tên thật là Mai Văn Ngà sống ở quận 3, là “cò” mua bán các loại kiếm tiền chênh lệch.
Đêm ngày 7/11/1991, với sự giúp đỡ của Công an TP.HCM và địa phương, cảnh sát Khánh Hòa khống chế Ngà khi anh ta xuất hiện ở ga Bình Hưng Hòa. Bị thẩm vấn, Ngà thừa nhận tiếp xúc hai thanh niên Khánh Hòa – trú trong căn trọ hẻm 404 đường Nguyễn Đình Chiểu. Ngà nhận tiền cò là 1,5 chỉ vàng của hai người này để bán chiếc xe Win 100 cho người đàn ông tại Nghệ An. Trước đó, hắn cũng giúp bán xe Cub 79 với giá 2,5 chỉ vàng. Ngoài ra, gã còn tháo đèn xịn xe Win đem tới chợ Dân Sinh đổi để hưởng 350 nghìn đồng.
Theo Thượng tá Hễ, khi tiếp cận dãy trọ có đông công nhân, trẻ con, để tránh “động”, trinh sát giả là lao động, đi tìm thân nhân Nha Trang, để nhận diện kẻ cần tìm. Khi ấy, người dân trong khu trọ thông tin, có hai thanh niên gốc Khánh Hòa sống trong nơi này, nhưng gần đây chỉ thấy một người.
Chiều 11/11/1991, một trong hai thanh niên đạp xe về dãy trọ. Các trinh sát khép chặt vòng vây, lao tới khống chế. Thoạt đầu, anh ta tỏ ra bất ngờ, nhưng biết hành vi bị bại lộ, đành tra tay vào còng. Người này khai tên Lê Minh Châu, 18 tuổi.
Tại cơ quan điều tra, Châu khai nhận cùng Ngô Quốc Khánh, 26 tuổi, đều ở Nha Trang, lên kế hoạch sát hại anh H. và anh T. Hắn cho biết Khánh về quê nhà trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Nha Trang. Ở phía Khánh Hòa, Khánh lập tức bị bắt. Hai hung thủ đều thừa nhận hành vi giết người, để cướp tài sản, kết thúc gần 3 tháng điều tra hai vụ án.
Kỳ 2: Gần 90 ngày giấu tội ác của 2 kẻ giết ‘đại gia’ cướp xe Win
" alt=""/>Án mạng đại gia ở Nha Trang, lộ tội ác từ vết rạn trên đèn xe WinUBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây đã ký văn bản gửi TAND tỉnh liên quan vụ khởi kiện trên. Trong đó, UBND tỉnh khẳng định, việc xác định giá đất dự án Lê Hồng Phong II không được thực hiện theo quy định tại Nghị định 71. Lý do là kết quả thẩm định giá đất của đơn vị tư vấn đã hoàn thành trước ngày 27/6/2024.
Theo ông Tuân, thời gian họp thẩm định của Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Khánh Hòa kéo dài, hồ sơ đất đai của dự án trên được thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Đối với Quyết định 2282/QĐ-UBND (Quyết định 2282) về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án Khu đô thị mới Lê Hồng Phong II, do UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành là đúng theo quy định. Còn Hà Quang Land yêu cầu hủy Quyết định 2282 là không có căn cứ, đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện.
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa cũng đưa lý do bận công tác nên đề nghị vắng mặt trong các buổi làm việc và dự phiên tòa. Địa phương này cử 1 chuyên viên, 1 công chức của Sở TN&MT tham dự.
Lý do doanh nghiệp khởi kiện UBND tỉnh
Dự án Lê Hồng Phong II ở TP Nha Trang có diện tích khoảng 100ha, được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định giao đất lần đầu cho Hà Quang Land hồi tháng 4/2004. Sau đó, địa phương này phê duyệt một số dự án tiếp giáp dẫn tới việc khu đất trên bị chồng lấn ranh giới và thay đổi diện tích.
Đến năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định nói trên để ban hành quyết định mới, giao lại hơn 51ha đất cho Hà Quang Land thực hiện dự án Lê Hồng Phong II.
Từ đó tới nay, khu đô thị đã hình thành với hàng nghìn người sinh sống. Tuy nhiên, UBND tỉnh Khánh Hòa xác định khu đô thị trên chưa được xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất nên người dân sống tại đây vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phải đến ngày 29/8/2024, UBND tỉnh Khánh Hòa mới ban hành Quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án Lê Hồng Phong II. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỷ đồng tiền sử dụng đất và tiền thuê đất cho dự án.
Hà Quang Land đã đề nghị đối thoại, làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa song không được tỉnh này thực hiện. Họ khiếu nại Quyết định 2282 nhưng cũng không được giải quyết theo thời hạn quy định.
Sau đó, Hà Quang Land đã rút đơn khiếu nại để khởi kiện ra TAND tỉnh, đề nghị tòa án hủy Quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và các Thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế.
Trả lời PV VietNamNet vềlý do khởi kiện, chủ đầu tư dự án Lê Hồng Phong II nêu, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định 2282 là vi phạm nguyên tắc áp dụng pháp luật, dẫn đến kết quả của việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án không đúng.
Quá trình xác định giá đất khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27/6/2024.
Tuy nhiên, ngày 31/7/2024 Sở TN&MT trình UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quyết định 2282 (đính kèm Biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do Đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành.